Khi bạn học về ngữ pháp tiếng Anh, có thể bạn giáo viên của bạn đã đề cập về việc học các loại từ trong tiếng Anh. Nhưng loại từ là gì và có có bao nhiêu loại từ trong tiếng Anh? Làm thế nào để bạn biết những từ nào là loại từ gì trong các bài văn?
Câu trả lời cho những câu hỏi này hơi phức tạp – tiếng Anh là một ngôn ngữ khó học và khó hiểu. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng quá! Mình sẽ trả lời từng câu hỏi này cho bạn với hướng dẫn đầy đủ về các loại từ trong tiếng Anh.
Có bao nhiêu loại từ trong tiếng Anh?
Trong ngôn ngữ tiếng Anh, người ta thường chấp nhận rằng có 8 loại từ khác nhau: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, đại từ, liên từ, thán từ, và giới từ. Mỗi loại này đóng một vai trò khác nhau trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
Mỗi loại trong các loại từ trong tiếng Anh – mà chúng ta cũng có thể gọi là các “phân loại chính” của lời nói – tức là còn có các phân loại con nữa. Nói cách khác, chúng ta có thể coi mỗi loại trong các loại trong tong tiếng Anh là các phân loại chung cho các loại từ khác nữa. Có nhiều loại danh từ khác nhau, điều đó cũng tương tự với động từ, tính từ, trạng từ, đại từ,….
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng loại từ khác nhau trong tiếng Anh — các định nghĩa và ví dụ cũng được đề cập cho mỗi loại từ.
Danh từ
Danh từ là một nhóm từ chỉ con người và sinh vật sống, đồ vật, sự kiện, ý tưởng, trạng thái, địa điểm và hành động.
Nhưng bạn có thể đã nghe định nghĩa về danh từ tiếng Anh chỉ bao gồm các từ liên quan đến “người, địa điểm hoặc sự vật, sự việc”. Tuy nhiên, định nghĩa đó hơi đơn giản — trong khi danh từ bao gồm người, địa điểm và sự vật, thì “sự vật” là một thuật ngữ mơ hồ.
Điều quan trọng là bạn phải biết rằng “sự vật, sự việc” có thể bao gồm mọi vật chất – như đồ vật – và những thứ trừu tượng, phi vật chất – như ý tưởng, trạng thái tồn tại và các loại hành động.
Vì có rất nhiều loại danh từ nên mình sẽ viết một số ví dụ về danh từ cho mỗi loại danh từ khác nhau.
Danh từ có rất có rất nhiều cách phân loại. Các cách phân loại phổ biến và quan trọng nhất của danh từ là danh từ chung, danh từ riêng, danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng, danh từ tập hợp, danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Hãy cùng nhau nói về tất cả các loại này!
Danh từ chung vs. danh từ riêng
Danh từ chung là các danh từ không được đặt tên cụ thể. Chúng đề cập đến con người (đàn ông, phụ nữ), sinh vật sống (mèo, chim), đồ vật (bút, máy tính, ô tô), sự kiện (tiệc tùng, công việc), ý tưởng (văn hóa, tự do), trạng thái hiện hữu (vẻ đẹp, sự chính trực ), và địa điểm (nhà, vùng lân cận, quốc gia) theo một cách tổng quát.
Danh từ riêng là loại đối trọng của danh từ chung. Danh từ riêng là những từ chỉ người, địa điểm, sự kiện hoặc ý tưởng một cách cụ thể. Tên là một trong các ví dụ rõ ràng nhất về danh từ riêng, như trong ví dụ sau:
- What country are you from?
- I am from Vietnam.
“country” là danh từ chun>Danh từ chung vs. danh từ riêng là danh từ riêng vì nó dùng để chỉ quốc gia cụ thể. Tương tự, “holiday” là danh từ chung, thì “Christmas” là danh từ riêng. Một cách khác để nhận ra danh từ riêng: đó là chữ cái đầu tiên thường được viết hoa. Nếu bạn viết hoa từ trong một câu, thì trong hầu hết các trường hợp, nó là danh từ riêng.
Danh từ cụ thể vs. danh từ trừu tượng
Danh từ cụ thể là các danh từ có thể được xác định thông qua năm giác quan. Các danh từ cụ thể bao gồm người, sinh vật sống, đồ vật và địa điểm, vì những thứ này có thể được cảm nhận trong thế giới vật chất.
Trái ngược với danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng là danh từ nói về các ý tưởng, phẩm chất, khái niệm, kinh nghiệm hoặc trạng thái của một bản thể. Danh từ trừu tượng không thể được phát hiện bằng năm giác quan. Dưới đây là hai ví dụ về danh từ cụ thể và trừu tượng được sử dụng trong câu:
- Danh từ cụ thể: Could you please fix the trimmer and mow the lawn?
- Danh từ trừu tượng: I was delighted to have the freedom to enjoy the art show in peace.
Bạn có nhận ra sự khác biệt không? Trimmer và lawn là vật thể, còn freedom và peace không phải là vật thể, mặc dù chúng là “những thứ” mà con ngư>Danh từ cụ thể vs. danh từ trừu tượngiệt đó, chúng đều được coi là danh từ.
Danh từ tập hợp, danh từ đếm được và danh từ không đếm được
Danh từ thường còn có thể được phân loại dựa trên số lượng. Danh từ tập thể là danh từ dùng để chỉ một nhóm tập hợp — ví dụ như một nhóm người hoặc một loại động vật. Team, crowd và herd đều là những danh từ tập thể.
Danh từ đếm được là danh từ có thể xuất hiện ở cả hai dạng số ít và số nhiều, có thể được dùng với số và các từ chỉ số lượng (ví dụ: most, many, more, several). Ví dụ, “bugs” là một danh từ đếm được. Nó có thể ở dạng số ít trong một câu như, “There is a bug in the kitchen“, nhưng nó cũng có ở dạng số nhiều trong một câu như, “There are many bugs in the kitchen”
Tóm lại, bất kỳ danh từ nào có thể xuất hiện ở cả hai dạng số ít và số nhiều đều là danh từ đếm.
Danh từ không đếm được là một loại danh từ khác đối nghịch với danh từ đếm được. Danh từ không đếm được là danh từ không có dạng số nhiều và không thể đếm. “Charisma” là một ví dụ về danh từ không đếm được (và nó cũng là một danh từ trừu tượng!). Ví dụ: bạn có thể nói, “They’ve got charisma“, mà không phải nói ra số lượng cụ thể. Bạn không thể nói, “They’ve got six charismas” hay ,>Danh từ tập hợp, danh từ đếm được và danh từ không đếm đượcó ý nghĩa gì cả!
Động từ
Động từ khi được sử dụng trong một câu, nó thể hiện một hành động, một sự việc xảy ra, hoặc một trạng thái của thực thể. Trong câu, động từ là thành phần quan trọng nhất của vị ngữ, nó giải thích hoặc mô tả chủ đề của câu đang làm gì hoặc họ đang như thế nào. Mọi câu đều chứa động từ!
Có rất nhiều từ trong ngôn ngữ tiếng Anh được phân loại là động từ. Một vài động từ phổ biến có thể kể đến như run, sing, cook, talk, and clean. Những từ này đều là động từ bởi vì chúng nói về một hành động được thực hiện bởi một sinh vật. Chúng ta sẽ xem xét các ví dụ cụ thể hơn về động từ khi chúng ta thảo luận về các loại động từ!
Động từ nối
Động từ nối là những động từ liên kết chủ ngữ với phần bổ nghĩa của nó trong câu. Động từ nối quen thuộc nhất có lẽ là be. Sau đây là các động từ phổ biến khác trong tiếng Anh: act, be, become, feel, grow, seem, smell, và taste.
Vì vậy, các động từ nối hoạt động như thế nào? Trong một câu, nếu chúng ta nói, “I am” thì câu đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. “I” – một chủ ngữ – cần được nố>Động từngữ bởi động từ nối “am”. Thay vào đó, chúng ta có thể nói, “I am coming“. Trong trường hợp đó, am đã liên kết chủ ngữ của câu với phần bổ sung cho chủ ngữ.
Nội động từ, ngoại động từ và ngoại động từ cần 2 tân ngữ
Ngoại động từ là những động từ gây ảnh hưởng hoặc tác động lên một đối tượng. Khi không gắn liền với một đối tượng trong câu, câu đó sẽ không có nghĩa. Dưới đây là ví dụ về ngoại động từ được gắn với (và xuất hiện trước) một đối tượng trong câu:
- Please take the clothes to the dry cleaners.
Trong ví dụ trên, “take” là ngoại động từ vì nó yêu cầu một đối tượng – “the clothes” – để câu có nghĩa. “The clothes” là đối tượng được tác động. Nếu chỉ ghi “Please take to the dry cleaners” thì câu chả có ý nghĩa gì cả? Đó là bởi vì ngoại động từ “take”, giống như tất cả các ngoại động từ khác, gây ảnh hưởng của nó lên một thực thể khác.
Ngược lại, các nội động từ không yêu cầu một đối tượng theo sau để câu có nghĩa. Ví dụ như: “They ran”, “We arrived” và “The car stopped.
Cuối cùng, còn có ngoại động từ cần đến hai đối tượng theo sau trong một câu. Một đối tượng bị tác động bởi ng>Động từ nốiột đối tượng mà hành động của ngoại động từ được hướng tới. Dưới đây là một ví dụ về ý nghĩa của điều đó trong một câu:
- I cooked Lucy a meal.
Trong ví dụ này, “cooked” là một ngoại động từ bổ nghĩa cho hai đối tượng: “Lucy” và “a meal“. A meal bị động từ “cooked” tác động, và “Lucy” là người mà hành động hướng tới.
Tính từ
Đây là định nghĩa đơn giản nhất về tính từ: tính từ là những từ mô tả các từ khác. Hay nói cụ thể hơn, tính từ sửa đổi danh từ và cụm danh từ. Trong câu, tính từ xuất hiện trước danh từ và đại từ (chúng phải xuất hiện trước những từ mà chúng mô tả!).
Các tính từ cung cấp thông tin chi tiết về danh từ và đại từ bằng cách mô tả hình dáng, mùi, vị, âm thanh hoặc cảm giác của danh từ, trạng thái tồn tại, hoặc sự tồn tại của nó. Ví dụ, bạn có thể nói, “The girl rode her bike.” Câu đó không có bất kỳ tính từ nào, nhưng bạn có thể thêm một tính từ trước cả hai danh từ trong câu — “girl” và “bike” —để cung cấp thêm thông tin cho câu. Ví dụ như thế này: “The young girl rode her red bike.”
Tính từ có thể được phân loại thành cụm tính từ, tính từ so sánh hơn, tính từ so sánh nhất và các từ hạn định (bao gồm mạo từ, tính từ sở hữu và các từ chỉ định).
Cụm tính từ
Cụm tính từ là một nhóm từ mô tả một danh từ hoặc cụm danh từ trong câu. Cụm tính từ có thể xuất hiện trước danh từ hoặc cụm danh từ, như trong ví dụ sau:
- The extremely fragile vase somehow did not break during the move.
Trong trường hợp này, cụm tính từ extremely fragile dùng để mô tả rằng chiếc bình cực kỳ mỏng manh. Mặt khác, các cụm tính từ cũng có thể xuất hiện sau danh từ hoặc cụm danh từ trong câu:
- The museum was somewhat boring.
Ở câu trên, cụm tính từ somewhat boring mô tả rằng bảo tàng hơi nhàm chán. Nói chung, các cụm tính từ mô tả chủ đề của câu nhiều chi tiết hơn so với một tính từ riêng lẻ.
Tính từ so sánh hơn và tính từ so sánh nhất
Tính từ so sánh được hơn được sử dụng khi chúng ta muốn so sánh hai danh từ với nhau. Chúng >Tính từso sánh sự khác biệt giữa hai danh từ. Trong câu, các tính từ so sánh hơn thường thường kết thúc bằng đuôi -er. Nếu chúng ta mô tả cách các tính từ so sánh hơn bằng một công thức, nó có thể giống như sau:
Danh từ (chủ ngữ) + động từ + tính từ so sánh hơn + than + danh từ (tân ngữ)
Dưới đây là một ví dụ về cách một tính từ so sánh hơn hoạt động theo công thức trên:
- The horse was faster than the dog.
Tính từ faster so sánh tốc độ của ngựa với tốc độ của chó. Các tính từ so sánh thường được dùng bao gồm các từ so sánh khoảng cách (higher, lower, farther), tuổi (younger, older), kích thước (bigger, smaller, wider, taller, shorter) và chất lượng hoặc cảm giác (better, cleaner, happier, angrier).
Tính từ so sánh nhất là những tính từ mô tả một chủ thể tốt nhất về một khía cạnh nào đó khi so sánh với một nhóm đối tượng. Nói một cách đơn giản hơn, các tính từ so sánh nhất giúp cho thấy điều gì đó tuyệt vời về một khía cạnh. Trong câu, các tính từ so sánh nhất thường xuất hiện trong cấu trúc sau và kết thúc bằng đuôi -est:
Danh từ (chủ ngữ) + động từ + the + tính từ so sánh nhất + danh từ (tân ngữ)
Dưới đây là ví dụ về tính từ so sánh nhất dùng cấu trúc trên:
- My story was the funniest story.
Trong ví dụ này, chủ ngữ – story – đang được so sánh với một nhóm đối tượng là các câu chuyện khác. Tính từ so sánh nhất “funniest” ngụ ý rằng câu chuyện của mình là câu chuyện hài hước nhất trong số tất cả các câu chuyện từ trước >Cụm tính từ từ so sánh nhất thông thường khác là best, worst, craziest, happiest!
Điều quan trọng cần biết là bạn có thể bỏ qua tân ngữ ở cuối câu khi sử dụng các tính từ so sánh nhất. Câu trên có thể viết lại như sau: “My story was the funniest”. Chúng ta vẫn biết rằng “my story” đang được so sánh với những câu chuyện khác mà không cần tân ngữ ở cuối câu.
Các từ hạn định
Từ hạn định là những từ xác định sự tương quan mà một danh từ hoặc cụm danh từ tạo ra. Những từ này được đặt trước danh từ để làm rõ danh từ đó đang đề cập đến điều gì. Dưới đây là danh sách các loại từ hạn định khác nhau:
- Mạo từ xác định: the
- Mạo từ không xác định: a, an
- Từ hạn định chỉ định: this, >Tính từ so sánh hơn và tính từ so sánh nhấtở hữu: my, your, his, her, its, our, their
- Từ chỉ định lượng: a little, a few, many, much, most, some, any, enough
- Số từ: one, twenty, fifty
- Các từ phân phối: all, both, half, either, neither, each, every
- Từ hạn định chỉ sự khác biệt: other, another
- Pre-determiners: such, what, rather, quite
Dưới đây là một số ví dụ về cách sử dụng các từ hạn định trong câu:
- Mạo từ xác định: Get in the car.
- Từ hạn định chỉ định: Could you hand me that newspaper?
- Tính từ sở hữu: Please put away your dirty clothes.
- Các từ phân phối: He ate all of the pie.
Loại từ này mô tả tính cụ thể, mối quan hệ và số lượng của một danh từ hoặc cụm danh từ. Ví dụ, mạo từ xác định “the” chỉ ra rằng danh từ đó là sự vật cụ thể. Mặt khác, mạo từ không xác định a/an chỉ ra rằng danh từ đó đang không ám chỉ về thực thể cụ thể nào.
Một lưu ý nhỏ: Trong khi các mạo từ thường được phân loại là tính từ, chúng cũng có thể hoạt động như trạng từ trong các tình huống cụ thể. Không chỉ vậy, một số người cho rằng các từ hạn định nên được xếp vào một loại từ riêng lẻ ngang hàng với tính từ. Tức là họ cho rằng trong tiếng Anh có đến 9 loại từ.
Trạng từ
Trạng từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ, mệnh đề, giới từ và cả câu. Trạng từ thường trả lời các câu hỏi: như thế nào ?, bằng cách nào ?, khi nào ?, ở đâu ?, và ở mức độ nào? Khi trả lời những câu hỏi này, trạng từ có chức năng thể hiện tần suất, mức độ, cách thức, thời gian, địa điểm và mức độ chắc chắn. Trạng từ có thể trả lời những câu hỏi này dưới dạng từ đơn, hoặc ở dạng cụm trạng từ hoặc mệnh đề trạng từ.
Trạng từ thường được biết đến là những từ có kết thúc bằng đuôi -ly, nhưng thực sự còn nhiều hơn thế nữa mà chúng ta sẽ đi sâu vào ngay sau đây!
Có rất nhiều loại trạng từ, nhưng các phân loại mà chúng ta sẽ xem xét là trạng từ liên hợp, và các trạng từ chỉ địa điểm, thời gian, cách thức, mức độ và tần suất.
>Các từ hạn địnhợpCác trạng từ liên hợp trông giống như các liên từ kết hợp trong tiếng Anh. Trạng từ liên hợp là những từ kết nối các mệnh đề độc lập thành một câu duy nhất. Những trạng từ này thường xuất hiện sau dấu chấm phẩy và trước dấu phẩy trong câu, như trong hai ví dụ sau:
- She was exhausted; nevertheless, she went for a five mile run.
- They didn’t call; instead, they texted.
Mặc dù trạng từ liên hợp thường được sử dụng để tạo các câu ngắn hơn bằng cách sử dụng dấu chấm phẩy và dấu phẩy, chúng cũng có thể xuất hiện ở đầu câu như sau:
- He chopped the vegetables. Meanwhile, I boiled the pasta.
Một điều cần lưu ý là trạng từ liên hợp luôn đi kèm với dấu phẩy. Khi bạn sử dụng chúng, hãy nhớ thêm dấu phẩy sau nó!
Có rất nhiều trạng từ liên hợp, nhưng một số trạng từ phổ biến bao gồm: also, anyway, besides, finally, further, however, indeed, instead, meanwhile, nevertheless, next, nonetheless, now, otherwise, similarly, then, therefore, và thus.
Các trạng từ chỉ địa điểm, thời gian, cách thức, mức độ và tần suất
Ngoài ra còn có các trạng từ chỉ địa điểm, thời gian, cách thức, mức độ và tần suất. Mỗi loại trạng từ biểu thị một loại ý nghĩa khác nhau.
Trạng từ chỉ địa điểm cung cấp thông tin nơi hành động được thực hiện hoặc một sự kiện xảy ra. Chúng được sử dụng sau động từ, tân ngữ trực tiếp, hoặc ở cuối câu. Ví dụ: “She walked outside to watch the sunset.”
Trạng từ chỉ thời gian cung cấp thời điểm khi điều gì đó xảy ra. Những trạng từ này đứng ở đầu hoặc cuối câu. Trong một câu như “The game should be over soon“, soon là một trạng từ chỉ thời gian.
Trạng từ chỉ cách thức diễn tả cách thức thực hiện một việc gì đó hoặc cách một việc gì đó xảy ra. Đây là những trạng từ thường kết thúc bằng đuôi -ly. Trong câu “He quickly finished his homework“, thì quickly là một trạng từ chỉ cách thức.
Trạng từ chỉ mức độ cho chúng ta biết mức độ mà một điều gì đó xảy ra. Nếu chúng ta nói “The play was quite interesting“, thì từ quite cho chúng ta biết mức độ thú vị của vở kịch. Do đó, quite là một trạng từ chỉ mức độ.
Cuối cùng, các trạng từ về tần suất >Trạng từất một điều gì đó xảy ra. Trong câu “hey never know what to do with themselves” never là một trạng từ chỉ tần suất.
Đại từ
Đại từ là những từ có thể thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ trong câu. Đại từ có chức năng làm cho câu bớt rườm rà bằng cách cho phép mọi người tránh lặp đi lặp lại các danh từ. Ví dụ: nếu bạn đang kể cho ai đó câu chuyện về người bạn Lucy của bạn, bạn sẽ không lặp đi lặp lại tên của cô ấy mỗi khi bạn nhắc đến cô ấy. Thay vào đó, bạn sẽ sử dụng một đại từ – như she hoặc her – để nói về Lucy trong suốt câu chuyện.
Đại từ thường là những từ ngắn, thường chỉ dài hai hoặc ba chữ cái. Các đại từ quen thuộc nhất trong tiếng Anh là they, she, và he. Có rất nhiều đại từ trong tiếng Anh và chúng được phân loại rất rõ ràng!
Đại từ có nhiều phân loại con, nhưng những lớp con được sử dụng phổ biến nhất là đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, đại từ chỉ định, đại từ bất định và đại từ nghi vấn.
Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng có lẽ là loại đại từ quen thuộc nhất. Đại từ nhân xưng bao gồm I, me, you, she, her, him, he, we, us, they, them. Đại từ nhân xưng có thể thay thế các danh từ riêng trong câu, như tên của một người hoặc đề cập đến các nhóm người cụ thể, như trong ví dụ sau:
- The Cycling Club is meeting up at six. They said they would be at the park.
Trong ví dụ trên, đại từ thay thế cho danh từ riêng để tránh lặp lại: they thay thế cho The Cycling Club.
Đại từ sở hữu
Đại từ sở hữu được sử dụng để chỉ ra rằng một cái gì đó thuộc về hoặc được sở hữu bởi ai đó. Trong một câu, đại từ sở hữu có thể thay thế cho thứ thuộc về một người.
Các đại từ bao gồm: mine, yours, his, hers, ours, và their. Dưới đây là ví dụ về đại từ sở hữu:
- Did you buy your tickets? We already bought ours.
Trong ví dụ này, tickets thuộc về we, và trong câu thứ hai, mine là đại từ sở hữu đại diện cho thứ mà “we” sở hữu – những tấm vé.
Đại từ chỉ định, đại từ bất định và đại từ nghi vấn
Đại từ biểu thị bao gồm các từ that, this, these, và those. Các đại từ này Các trạng từ chỉ địa điểm, thời gian, cách thức, mức độ và tần suấtg>. This và these thường được sử dụng để chỉ các đối tượng hoặc thực thể ở gần về khoảng cách, và that và those thường chỉ các đối tượng hoặc thực thể ở xa hơn. Dưới đây là một ví dụ về đại từ chỉ định:
- The books are stacked up in the garage. Can you put those away?
The book đã được đề cập đến, nên sau đó ta dùng đại từ chỉ định để nói về chúng ở câu thứ hai. Việc sử dụng those cho thấy rằng những cuốn sách không ở gần đây – chúng đang ở ngoài nhà để xe. Đây là một ví dụ khác:
- Do you need shoes? Here, you can borrow these.
Trong câu trên, these dùng để đề cập đến danh từ shoes. Sử dụng từ này cho người đọc biết rằng đôi giày ở gần đó, thậm chí nó có thể đang trên chân của người nói!
Đại từ bất định được sử dụng khi bạn không xác định được một người hoặc một sự vật cụ thể. Các đại từ bất định bao gồm one, other, none, some, anybody, everybody, và no one. Dưới đây là một ví dụ về đại từ không xác định được sử dụng trong câu:
- Can you keep this secret?
- Of course. I won’t tell anyone.
Trong ví dụ trên, người nói trong câu thứ hai không đề cập đến người cụ thể nào cả. Nói chung, họ đang nói rằng họ sẽ không nói với bất kỳ ai. Đại từ bất định cũng không chỉ định số lượng, loại hoặc danh mục cụ thể.
Cuối cùng, đại từ nghi vấn được sử dụng trong câu hỏi, và loại đại từ này bao gồm who, what, which, và whose. Những đại từ này chỉ được sử dụng khi người nói >Đại từông tin về các danh từ cụ thể – người, địa điểm và ý tưởng. Hãy xem hai ví dụ về đại từ nghi vấn được sử dụng trong câu:
- Do you remember which glass was mine?
- What time are they arriving?
Ở câu thứ nhất, người nói muốn biết rõ hơn về ly nước nào thuộc về ai. Trong câu thứ hai, người nói muốn biết rõ ràng hơn về thời gian cụ thể.
Liên từ
Liên từ là những từ được sử dụng để kết nối các từ, cụm từ, mệnh đề và câu trong ngôn ngữ tiếng Anh. Chức năng này cho phép các liên từ kết nối các hành động, ý tưởng và suy nghĩ. Các liên từ cũng được sử dụng để tạo danh sách trong các câu.
Có thể bạn đã quen thuộc với từ and , but, và or. Hãy cùng mình tìm hiểu về một vài loại liên từ!
Liên từ được phân loại thành liên từ kết hợp, liên từ phụ thuộc và liên từ tương quan. Mỗi loại liên từ này có chức năng khác nhau trong câu!
Liên từ kết hợp
Liên từ kết hợp có lẽ là loại liên từ que>Đại từ nhân xưngên từ này bao gồm các từ for, and, nor, but, or, yet, so (bạn nên sử dụng từ viết tắt FANBOYS để ghi nhớ bảy liên từ này!).
Liên từ phối hợp có nhiệm vụ kết nối hai mệnh đề độc lập trong câu hoặc hai từ trong câu. Dưới đây là hai ví dụ về việc kết nối hai mệnh đề độc lập trong một câu dùng liên từ kết hợp:
- He wanted to go to the movies, but he couldn’t find his car keys.
- They put on sunscreen, and they went to the beach.
Còn dưới đây là hai ví dụ về việc kết nối hai từ:
- Would you like to cook
Đại từ sở hữusp;order in for dinner? - The storm was loud yet refreshing.
Tại sao trong ví dụ đầu tiên lại có dấu phẩy trong khi ví dụ thứ hai thì không? Khi sử dụng liên từ phối hợp, hãy đặt dấu phẩy trước liên từ khi nó kết nối hai câu hoàn chỉnh. Còn nếu không thì bạn không được sử dụng dấu phẩy.
Liên từ phụ thuộc
Liên từ phụ thuộc được dùng để liên kết mệnh đề chính với mệnh đề phụ trong câu. Loại liên từ này luôn đứng đầu mệnh đề phụ, có nghĩa là liên từ phụ thuộc có thể xuất hiện ở đầu câu hoặc ở giữa câu sau mệnh đề chính.
Dưới đây là một ví dụ về khi liên từ phụ thuộc xuất hiện ở đầu câu:
- Because we were hungry, we ordered way >Đại từ chỉ định, đại từ bất định và đại từ nghi vấn một ví dụ về liên từ phụ thuộc xuất hiện ở giữa câu và sau mệnh đề chính:
- Rakim was scared after the power went out.
Trong ví dụ trên, liên từ phụ thuộc after kết nối mệnh đề chính “Rakim was scared” với mệnh đề phụ “after the power went out”. Các liên từ phụ thuộc bao gồm: after, as, because, before, even though, one, since, unless, until, whenever, while…
Liên từ tương quan
Cuối cùng, các liên từ tương quan là các liên từ đi theo cặp, ví dụ: both/and, either/or, và neither/nor.. Hai liên từ tương quan đi thành một cặp phải xuất hiện ở các phần khác nhau của câu để câu có nghĩa – chúng kết nối ý nghĩa ở một phần của câu với ý nghĩa khác ở phần khác của câu.
Dưới đây là hai ví dụ về các liên từ tương quan:
- We’re either going to the Farmer’s Market or the Natural Grocer’s for our shopping today.
- They’re going to have to get dog treats for both Piper and Fudge.
Các cặp liên từ tương quan khác có thể kể đến là as many/as, not/but, not only/but also, rather/than, such/that, và whether/or.
Thán từ
Thán từ là những từ thường xuất hiện ở đầu câu hoặc giữa câu để thể hiện cảm xúc như phấn khích, ngạc nhiên, vui mừng, ghê tởm, tức giận, thậm chí đau đớn. Các thán từ thường được sử dụng bao gồm: wow!, yikes!, ouch!, và ugh!
Một manh mối để phát hiện thán từ là khi dấu chấm than xuất hiện sau một từ duy nhất (nhưng nhớ rằng thán từ không nhất thiết phải theo sau bởi dấu chấm than).
Thán từ không kết hợp với các từ loại khác để tạo thành các đơn vị ngữ pháp lớn hơn, như cụm từ hay mệnh đề. Cũng không có quy tắc nghiêm ngặt nào về vị trí các thán từ phải xuất hiện. Mặc dù chúng thường xuất hiện trước các câu mô tả một hành động hoặc sự kiện mà thán từ giúp giải thích, thì các thán từ cũng có thể xuất hiện sau các câu chứa hành động mà chúng đang mô tả.
Có hai loại thán từ khác nhau: thán từ chính cấp và thán từ thứ cấp. Hãy cùng nhau xem xét hai loại thán từ này!
Thán từ chính cấp
Thán từ chính cấp là các từ đơn, như oh!, wow!, và ouch! và không đi với các loại từ khác để từ thành câu nhưng bổ sung ý nghĩa vào câu khác. Dưới đây là một ví dụ về cách sử dụng thán từ chính trước một câu để bổ sung ý nghĩa của câu theo>Liên từ
- Ouch! I just burned myself on that pan!
Khi ai đó nghe thấy “I just burned myself on that pan!” họ có thể cho rằng người nói điều đó đang đau đớn, thán từ Ouch! nói rõ rằng việc đó chắc chắn rất đau đớn.
Thán từ thứ cấp
Thán từ thứ cấp là những từ có nghĩa khác nhưng đã phát triển để được sử dụng giống như thán từ. Các thán từ thứ cấp có thể được dùng kết hợp với lời chào hay lời thề. Hãy xem xét một vài ví dụ về thán từ thứ cấp dưới đây:
- Well, look what the cat dragged in!
- Heck, I’d help if I could, but I’ve got to get to work.
Có thể bạn đã biết rằng từ well và heck ban đầu không được sử dụng như một thán từ trong tiếng Anh. Ban đầu, well có nghĩa là một cái gì đó đã được hoàn thành một cách tốt đẹp, hoặc một người có sức khỏe tốt. Theo thời gian và qua việc sử dụng lặp đi lặp lại, nó được sử dụng như một cách để thể hiện cảm xúc, chẳng hạn như ngạc nhiên, tức giận, nhẹ nhõm hoặc cam chịu như trong ví dụ trên.
Giới từ
Liên từ kết hợpligncenter size-full">Đây là danh sách về các cụm giới từ phổ biến Loại từ cuối cùng mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu là giới từ. Giới từ là những từ được sử dụng để kết nối các từ khác nhau trong một câu — thường là danh từ và động từ — và thể hiện mối quan hệ giữa các từ đó. Giới từ truyền tải các khái niệm về so sánh, vị trí, địa điểm, phương hướng, chuyển động, thời gian, sự sở hữu và cách một hành động được hoàn thành.
Giới từ có thể được phân thành giới từ đơn, giới từ kép, và cụm giới từ.
Giới từ đơn
Giới từ đơn xuất hiện trước và giữa danh từ, tính từ hoặc trạng từ trong câu để truyền đạt mối quan hệ giữa người, sinh vật, sự vật hoặc địa điểm. Dưới đây là một vài ví dụ về giới từ đơn được sử dụng trong câu:
- I’ll order more ink before we run out.
- Your phone was beside your wallet.
Trong ví dụ đầu>Liên từ phụ thuộcre
xuất hiện giữa danh từ và đại từ nhân xưng. Trong ví dụ thứ hai, giới từ beside xuất hiện giữa động từ was và đại từ sở hữu your.Tuy nhiên, trong cả hai ví dụ, các giới từ giúp chúng ta hiểu cách mối quan hệ của các thành phần trong câu. Trong câu đầu tiên, chúng ta biết rằng người nói hiện đang có mực nhưng cần thêm trước khi hết. Trong câu thứ hai, giới từ beside giúp chúng ta hiểu được vị trí của ví và điện thoại so với nhau như thế nào!
Giới từ kép
Giới từ kép là nhiều giới từ kết hợp với nhau thành một cụm từ để kết nối các cụm từ, danh từ và đại từ với các từ khác nhau trong một câu. Các giới từ kếp phổ biến có thể kể đến như: outside of, because of, according to, next to, across from, và on top of.. Đây là một ví dụ về giới từ kép:
- I thought you were sitting across from me.
Across và from đều có thể hoạt động như những giới từ riêng lẻ. Khi kết hợp với nhau trong một câu, chúng tạo ra một giới từ kép.
Cụm giới từ
Và cuối cùng, cụm giới từ là nhóm từ bao gồm một giới từ và một danh từ>Liên từ tương quanhông thường, danh từ hoặc đại từ xuất hiện sau giới từ trong một cụm giới từ được gọi là tân ngữ của giới từ. Tân ngữ luôn xuất hiện ở cuối cụm giới từ. Ngoài ra, các cụm giới từ không bao giờ chứa động từ hoặc chủ ngữ. Dưới đây là ví dụ về cụm giới từ:
- The cat sat under the chair.
Trong ví dụ trên, “under” là giới từ, và “the chair” là cụm danh từ, có chức năng như tân ngữ của giới từ. Đây là một ví dụ khác:
- We walked through the overgrown field.
Ví dụ trên cho bạn biết thêm một điều về cụm giới từ: chúng có thể bao gồm một tính từ đứng trước tân ngữ. Trong ví dụ này, “through” là giới từ và “field” là tân ngữ. “Overgrown” là một tính từ bổ sung ý nghĩa cho từ “field”. Việc các tính từ xuất hiện trong các >Thán từhư ở trên là điều khá phổ biến.
Tạm kết
Như vậy là cùng ôn lại các loại từ trong tiếng Anh. Ở bài học tiếp theo, mình với các bạn sẽ cùng nhau ôn lại các thì trong tiếng Anh – cũng là bài học cuối cùng trong chuỗi series này.
Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì trong quá trình học, hãy thoải mái hỏi mình dưới phần bình luận. Mình sẽ trả lời nhanh nhất có thể.
Và nếu thấy bài viết hay, thì hãy bỏ một chút thời gian chia sẻ bài viết này nhé! Hẹn gặp lại bạn ở bài học sau.
Câu bị động trong tiếng Anh
Thán từ thứ cấpe">Học bài kế tiếp
12 thì trong tiếng Anh
>Giới từ đơn>Giới từ kép>Cụm giới từ>Tạm kết