Một câu chủ động như I drank two cups of coffee có chủ ngữ (người hoặc vật thực hiện hành động) đứng trước , tiếp theo là động từ, và cuối cùng là tân ngữ (người hoặc vật tiếp nhận hành động).
Vậy, đối với ví dụ trên, chủ ngữ là ‘I’, động từ là ‘drank’ và đối tượng là ‘two cups of coffee’.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng cần đặt câu theo cách này. Ta có thể muốn đặt tân ngữ trước, hay đơn giản hơn là ta không muốn nói rõ ai đã gây ra hành động đó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể sử dụng câu bị động:
- Two cups of coffee were drunk. (bạn có thể thêm ‘by me’ nếu bạn muốn, nhưng nó không bắt buộc)
Chức năng của câu bị động
Bạn dùng câu bị động nếu muốn nhấn mạnh người hoặc vật thể mà hành động hướng tới chứ không phải là người hoặc vật thể thực hiện hành động đó. Nói cách khác, đưa người hoặc vật bạn muốn người khác chú ý nhất lên đứng đầu câu.
Ví dụ:
- The passive voice is used frequently. (= chúng ta quan tâm đến giọng nói bị động, chứ không quan tâm ai sử dụng nó)
- The house was built in 1654. (= chúng ta quan tâm đến ngôi nhà, chứ không muốn biết ai đã xây dựng nó)
- The road is being repaired. (= chúng ta quan tâm đến con đường chứ không phải là những người đang sửa chữa)
Đôi khi ta cũng sử dụng câu bị động vì ta không biết hoặc không muốn nói ra ai đã thực hiện hành động đó.
- I noticed that a window had been left open.
- Every year thousands of people are killed on our roads.
- All the cookies have been eaten.
- My car has been stolen!
Câu bị động thường được sử dụng trong các văn bản trang trọng. Nhưng chuyển sang câu chủ động sẽ làm cho bài văn của bạn rõ ràng và dễ đọc hơn.
Câu bị động | Câu chủ động |
---|---|
A great deal of meaning is conveyed by a few well-chosen words. | A few well-chosen words convey a great deal of meaning. |
Our planet is wrapped in a mass of gases. | A mass of gases wrap around our planet. |
Waste materials are disposed of in a variety of ways. | The city disposes of waste materials in a variety of ways. |
Nếu bạn muốn nói ra ai hoặc cái gì thực hiện hành động khi sử dụng giọng bị động, bạn có thể sử dụng giới từ by. Nhưng nếu bạn biết ai đã thực hiện hành động và muốn người đọc quan tâm đến họ hơn, bạn nên chuyển sang sử dụng câu chủ động.
Câu bị động | Câu chủ động |
---|---|
“A Hard Day’s Night” was written by the Beatles. | The Beatles wrote “A Hard Day’s Night”. |
The movie ET was directed by Spielberg. | Spielberg directed the movie ET. |
This house was built by my father. | My father built this house. |
Cách tạo câu bị động
Câu bị động trong tiếng Anh luôn có hai thành phần đi liền nhau sau: be + động từ ở dạng quá khứ phân từ
Câu khẳng định | Câu phủ định | Câu hỏi dạng khẳng định | Câu hỏi dạng phủ định |
---|---|---|---|
The house was built in 1899. | The house wasn’t built in 1899. | Was the house built in 1899? | Wasn’t the house built in 1899? |
These houses were built in 1899. | These houses weren’t built in 1899. | Were these houses built in 1899? | Weren’t these houses built in 1899? |
Ví dụ với động từ clean:
Chủ ngữ | + động từ be | + động từ ở dạng quá khứ phân từ | + phần còn lại của câu |
---|---|---|---|
Thì hiện tại đơn | |||
The house | is | cleaned | every day. |
Thì hiện tại tiếp diễn | |||
The house | is being | cleaned | at the moment. |
Thì quá khứ đơn | |||
The house | was | cleaned | yesterday. |
Thì quá khứ tiếp diễn | |||
The house | was being | cleaned | last week. |
Thì hiện tại hoàn thành | |||
The house | has been | cleaned | since you left. |
Thì quá khứ hoàn thành | |||
The house | had been | cleaned | before they arrived. |
Thì tương lai đơn | |||
The house | will be | cleaned | next week. |
Thì tương lai tiếp diễn | |||
The house | will be being | cleaned | tomorrow. |
Câu điều kiện if loại 1 | |||
The house | would be | cleaned | if they had visitors. |
Câu điều kiện if loại 2 | |||
The house | would have been | cleaned | if it had been dirty. |
Động từ khiếm khuyết | |||
The house | must be | cleaned | before we arrive. |
Động từ nguyên mẫu trong câu bị động
Động từ nguyên mẫu trong câu bị động được sử dụng sau động từ khiếm khuyết và hầu hết các động từ thường được theo sau bởi một động từ nguyên thể.
Ví dụ:
- He have to be tested on his English grammar.
- You might be promoted next year.
- He wants to be invited to the party.
- I expect to be surprised on my birthday.
- They may be disappointed.
Danh động từ trong câu bị động
Danh động từ được sử dụng sau giới từ và các động từ thường được theo sau bởi danh động từ.
Ví dụ:
- I remember being taught to drive.
- The children are excited about being taken to the zoo.
- The children are excited to be taken to the zoo.
- Most stars hate being interviewed.
- Most stars hate to be interviewed.
- Poodles like to be pampered.
- Poodles like being pampered.
Sự khác biệt giữa câu chủ động và câu bị động
Đây là công thức của câu chủ động: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ (không bắt buộc)
Ví dụ: I kicked the ball.
Chủ ngữ của câu chủ động là người/vật thực hiện hành động. Còn trong câu bị động, chủ ngữ là người/vật tiếp nhận hành động. Công thức của câu bị động là: Chủ ngữ + động từ be + động từ ở dạng quá khứ phân từ + cụm giới từ (không bắt buộc)
Ví dụ: The ball was kicked by me.
Phần cuối của câu trên – “by me” – là một cụm giới từ cho bạn biết người thực hiện hành động là ai. Nhưng mặc dù mình là người thực hiện cú đá, mình không còn là chủ ngữ nữa. Thậm chí, với câu bị động, bạn có thể loại loại bỏ phần đó hoàn toàn: The ball was kicked.
Khi nào thì nên (và không nên) dùng câu bị động?
Nếu bạn muốn nói điều gì đó có một chủ ngữ nhất định đang thực hiện một hành động, bạn nên sử dụng câu chủ động. Và nếu bạn bài văn của bạn đang sử dụng câu bị động, thì bạn nên chuyển sang câu chủ động.
Đôi lúc, câu bị động lại làm cho việc trình bày ý tưởng của bạn dễ dàng hơn, đặc biệt là trong một số cuộc thảo luận trang trọng, chuyên nghiệp và mang tính pháp lý. Dưới đây là ba cách sử dụng phổ biến của giọng bị động:
Báo cáo các tội ác hoặc sự cố gây ra bởi thủ phạm chưa được xác định
Ví dụ: My car was stolen this morning.
Ở câu trên, câu bị động giúp bạn nhấn mạnh món đồ bị đánh cắp và hành động trộm cắp.
Trong bối cảnh liên quan đến khoa học
Ví dụ: The rat was placed into a T-shaped maze.
Ai đặt con chuột vào mê cung? Rõ ràng là các nhà khoa học. Nhưng điều đó ít quan trọng hơn so với công việc thử nghiệm mà họ đang tiến hành. Do đó, trường hợp này nên sử dụng câu bị động.
Khi bạn muốn nhấn mạnh một hành động và không muốn người đọc/nghe tập trung vào người thực hiện hành động đó
Ví dụ: The president was sworn in on a cold February evening.
Có bao nhiêu người có thể nhớ ra người đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống? Rõ ràng dịp tuyên thệ với tổng tư lệnh là điều cần nhấn mạnh ở đây. Trong ngữ cảnh ở trên, bản thân hành động — hoặc người hoặc vật tiếp nhận hành động — mới là phần quan trọng. Điều đó cũng đồng nghĩa người thực hiện hành động có thể xuất hiện trong cụm giới từ hoặc hoàn toàn bị bỏ ra khỏi câu.
Các cách sáng tạo với câu bị động trong văn bản
Các ví dụ trên cho thấy một số trường hợp nên sử dụng câu bị động, nhưng một số nhà văn tận dụng sự thay đổi trong cách nhấn mạnh của câu để sáng tạo ra các câu văn hay hơn. Dưới đây là những lúc khi câu bị động được cho là phù hợp với mục tiêu viết của tác giả hơn.
Tránh bị đổ lỗi
Có những lúc bạn muốn bỏ qua lỗi lầm gì đó mà không muốn nói rõ ai là người có lỗi. Ví dụ điển hình của việc dùng này là:
- “Mistakes were made.” – most politicians
Ai đã tạo ra lỗi lầm? Có ai đứng ra chịu trách nhiệm không? Giải pháp ở đây là gì? Cách dùng này có thể bỏ qua cho người nói khỏi bất cứ điều gì xấu xa mà họ đã phạm phải.
Làm cho câu nghe trang trọng hơn
Jane Austen là một bậc thầy trong việc chọc cười các nhân vật trong câu chuyện của bà một cách có vẻ khá lịch sự, và việc sử dụng câu thụ động là một trong những phương pháp yêu thích của bà nhằm đạt được điều đó.
- “[He] pressed them so cordially to dine at Barton Park every day till they were better settled at home that, though his entreaties were carried to a point of perseverance beyond civility, they could not give offense.” —Jane Austen, Sense and Sensibility
Trong những trường hợp như thế này, giọng bị động cho phép bạn diễn đạt một cách lịch sự hơn, ngay cả khi nó cũng làm cho câu bớt rõ nghĩa.
Làm cho người đọc của bạn chú ý nhiều hơn đến điều gì đó
Cách dùng này cũng giống như ví dụ về việc tổng thống tuyên thệ nhậm chức ở trên: người /vật nhận hành động quan trọng hơn những người thực hiện hành động.
- “That treasure lying in its bed of coral, and the corpse of the commander floating sideways on the bridge, were evoked by historians as an emblem of the city drowned in memories.” —Gabriel García Márquez, Love in the Time of Cholera
Ở đây, bạn có thể đảo ngược câu lại thành “Historians evoked that treasure …”. Nhưng điều đó cũng làm mất đi sự tập trung của người vào kho báu hấp dẫn và các xác chết. Và vì các sử gia ít quan trọng hơn ở đây, tác giả đã nhấn mạnh ý chính của câu thông qua câu bị động.
Dưới đây là một ví dụ nổi tiếng khác cho trường hợp này:
- “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.” —The Declaration of Independence, 1776
“All men” được đề cập ngay phần đầu của câu để thể hiện quyền của họ và sự bình đằng là trọng tâm của câu. Dù sao thì, một tuyên bố độc lập sẽ luôn tập trung vào những người có được nền độc lập đó.
Tạm kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về câu bị động trong tiếng Anh. Vì phần này rất là khó nên các bạn nhớ thực hành nhiều vào nhé!
Trong quá trình đọc bài, nếu có bất kì thắc mắc gì thì bạn cứ thoải mái đặc câu hỏi dưới phần bình luận nhé. Mình sẽ cố gắng phản hồi nhanh nhất có thể. Và nếu thấy bài viết hay, thì hãy dành một chút thời gian để chia sẻ nhé. Sharing is caring!
Ở bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng ôn tập lại tất cả 8 từ loại trong tiếng Anh. Hẹn gặp lại bạn ở bài học sau!
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Tổng hợp 8 từ loại trong tiếng Anh